Các loại số Số

Các số có thể phân chia thành các tập hợp số theo các hệ thống số khác nhau.

  1. Số tự nhiên
  2. Số dương
  3. Số âm
  4. Số nguyên tố
  5. Số hữu tỉ
  6. Số vô tỉ
  7. Số thực
  8. Số phức
  9. Hợp số
  10. Số chính phương

Số dương

Bài chi tiết: Số dương

Số dương là số có giá trị lớn hơn 0. Số dương có thể đặt một dấu "+" ở trước nó. Chúng thuộc tập hợp số thực R.

Số âm

Bài chi tiết: Số âm

Số âm là số có giá trị nhỏ hơn 0. Trong toán học, số âm thường được biểu diễn bằng một dấu trừ – trước giá trị dương tương ứng. Giống như số dương

Số tự nhiên

Bài chi tiết: Số tự nhiên

Loại số quen thuộc nhất với hầu như tất cả mọi người là số tự nhiên, trước kia nó được hiểu như số nguyên dương (không kể số 0), nhưng ngày nay đa số các tài liệu toán học thống nhất nó bao gồm cả số không (số nguyên không âm). Các số nguyên dương được xem như là các số để đếm.

Trong hệ thập phân được dùng rộng rãi, các ký hiệu dùng để viết số tự nhiên là các chữ số từ 0 đến 9. Trong hệ này, mỗi vị trí tương ứng với một lũy thừa của 10, các số lớn hơn 9 được biểu diễn bởi hai hoặc nhiều hơn các chữ số. Còn có thể ghi theo các hệ cơ số khác như hệ nhị phân, hệ bát phân, hệ thập lục phân,...Tập các số tự nhiên thường được ký hiệu là N {\displaystyle \mathbb {N} } .

Số nguyên

Bài chi tiết: Số nguyên

Số nguyên bao gồm các số tự nhiên và các số đối của các số tự nhiên dương. Số đối của một số tự nhiên dương n là một số khi cộng với n cho kết quả bằng không, nó thường được viết bằng cách thêm dấu "trừ" đằng trước số n. Về ý nghĩa, nếu một số dương là một khoản tiền gửi ngân hàng thì số âm là số biểu thị khoản tiền rút ra. Tập các số nguyên thường được ký hiệu là Z {\displaystyle \mathbb {Z} } (viết tắt của từ Zahl trong tiếng Đức).

Số nguyên tố và hợp số

Bài chi tiết: Số nguyên tốHợp số

Số nguyên tố là số chỉ có 2 ước là 1 và chính nó. VD: 2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19,...

Hợp số là số có nhiều hơn 2 ước. VD: 4, 6, 8, 9, 10, 12, 14, 15, 16, 18,...

Số 0 và số 1 không phải là số nguyên tố và cũng không phải là hợp số.

Số hữu tỉ

Bài chi tiết: Số hữu tỉ

Một số hữu tỉ là một số có thể biểu diễn như một thương (hay phân số) của phép chia một số nguyên cho một số tự nhiên khác 0. Thường m/n là diễn tả việc chia một khối lượng nào đó thành n phần bằng nhau và chọn lấy m phần. Hai phân số khác nhau có thể biểu diễn cho cùng một số, chẳng hạn ½ và 2/4 là như nhau. Nếu giá trị tuyệt đối của m lớn hơn n thì giá trị tuyệt đối của phân số lớn hơn một. Phân số có thể dương âm hoặc bằng 0. Một số hữu tỉ có thể viết dưới dạng một số thập phân hữu hạn hoặc một số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Ví dụ:

  1. Số thập phân hữu hạn: 0 , 25 = 1 4 {\displaystyle 0,25={\frac {1}{4}}} (số thập phân có số lượng chữ số thập phân hữu hạn)
  2. Số thập phân vô hạn tuần hoàn: 0 , 33333333333333333333333... = 1 3 {\displaystyle 0,33333333333333333333333...={\frac {1}{3}}} (số thập phân vô hạn có chu kỳ lặp đi lặp lại)

Tập hợp các số hữu tỉ được ký hiệu là Q {\displaystyle \mathbb {Q} } .

Số vô tỉ

Bài chi tiết: Số vô tỉ

Số vô tỉ là số không thể biểu diễn được thành tỉ số với tử số và mẫu số nguyên hay còn gọi là số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

Ví dụ:

  1. Số thập phân vô hạn không tuần hoàn: 0 , 1010010001000010000010000001... {\displaystyle 0,1010010001000010000010000001...} (số thập phân vô hạn có chu kỳ thay đổi)
  2. Số 2 = 1 , 414213... {\displaystyle {\sqrt {2}}=1,414213...} (căn bậc hai của 2)
  3. Số  π = 3 , 141592653589793... {\displaystyle \pi =3,141592653589793...} (số Pi)
  4. Số lôgarít tự nhiên  e = 2 , 718281... {\displaystyle e=2,718281...} (xem Số e)

Tập hợp các số vô tỉ được ký hiệu là I {\displaystyle \mathbb {I} } .

Số thực

Bài chi tiết: Số thực

Các số hữu tỉ (các phân số m n {\displaystyle {\frac {m}{n}}} trong đó m ∈ Z {\displaystyle m\in \mathbb {Z} } , n ∈ N , n > 0 {\displaystyle n\in \mathbb {N} ,n>0} ) không đủ dùng để biểu diện các độ đo trong hình học, chẳng hạn độ dài đường chéo của một hình vuông có cạnh là 1 là 2 {\displaystyle {\sqrt {2}}} . Có thể chứng minh rằng, không có số hữu tỉ nào bình phương bằng 2.

Tổng quát hơn, người ta mở rộng tập hợp số hữu tỷ thành tập hợp số trong đó mọi dãy Cauchy đều có giới hạn, tập hợp đó được gọi là tập hợp số thực.

(Dãy {xn}n ∈ N {\displaystyle \in \mathbb {N} } được gọi là dãy Cauchy nếu với mọi số r > 0 tồn tại số nguyên dương N sao cho với mọi m,n > N luôn có | xm − xn | < r.)

Tập hợp các số thực được ký hiệu là R {\displaystyle \mathbb {R} }

Như vậy R = Q ∪ I {\displaystyle \mathbb {R} =\mathbb {Q} \cup \mathbb {I} } và Q ∩ I = ∅ {\displaystyle \mathbb {Q} \cap \mathbb {I} =\emptyset } .

Tập các số thực còn được phân chia thành tập hợp các số đại số và tập hợp các số siêu việt.

Số phức

Bài chi tiết: Số phức

Tập các số phức là mở rộng đại số của tập các số thực với việc bổ sung một số mới là căn bậc hai của -1, số này được gọi là đơn vị ảo và ký hiệu là i. Khi đó tập các số phức là tập các số dạng z=a+b×i. Kí hiệu là C.

Trong tập các số phức, mọi phương trình đại số bậc n có đúng n nghiệm.

Tập các số phức được ký hiệu là C {\displaystyle \mathbb {C} } , như vậy quan hệ bao hàm giữa các tập hợp số đã biết là:

N ⊂ Z ⊂ Q ⊂ R ⊂ C {\displaystyle \mathbb {N} \subset \mathbb {Z} \subset \mathbb {Q} \subset \mathbb {R} \subset \mathbb {C} } .

Số siêu phức

Bài chi tiết: Số siêu phức

Khái niệm mở rộng của số phức từ dạng tổ hợp tuyến tính 2 chiều z = a + b.i với các hệ số thực a, b của hai đơn vị cơ sở 1 và i sang không gian vectơ n chiều với n hệ số thực x0, x1, x2,..., xn-&, của n dơn vị cơ sở 1, e1, e2, e3,..., en-1:

z = x0.1 + x1.e1 + x2.e2 +... + xn-1.en-1

Số đại số

Bài chi tiết: Số đại số

Số đại số là số có thể thỏa mãn (nghiệm) một phương trình đại số. Số đại số có thể là số thực hoặc số phức.

Số siêu việt

Bài chi tiết: Số siêu việt

Số siêu việt là số vô tỉ (thực hoặc phức) không là nghiệm của bất kì một phương trình đại số nào. Nói theo ngôn ngữ toán tập hợp, trường số siêu việt là phần bù của trường số đại số.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Số http://www.britannica.com/EBchecked/topic/422286 http://www.oed.com/view/Entry/129082 http://www.oed.com/view/Entry/129111 http://www.math.buffalo.edu/mad/Ancient-Africa/mad... http://sunsite.utk.edu/math_archives/.http/hyperma... //dx.doi.org/10.1017%2FS0003598X00092541 //www.worldcat.org/issn/0003-598X https://books.google.com/books?id=dOxl71w-jHEC&pg=... https://books.google.com/books?id=f6HlhlBuQUgC&pg=... https://www.scientificamerican.com/article/history...